Hằng ngày, chúng ta dành phần lớn thời gian cho không gian phòng khách và nhà bếp. Hai không gian này đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình. Vậy làm thế nào để Thiết kế phòng khách nối liền phòng bếp mà vẫn đảm bảo sự tiện nghi và thẩm mỹ?

Theo quan niệm ngày xưa của ông cha ta khi xây nhà cần phân biệt rõ nhà trên nhà dưới, gian chính và gian phụ. Vì thời đó còn mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, từ đó tư tưởng này in sâu vào lối kiến trúc xưa. Đối với 1 số người còn xem đây là chuẩn mực khi xây nhà cho đến hôm nay.

Theo phong thuỷ thì bếp thuộc HỎA và nếu nấu ăn sẽ làm không gian nóng bức, nhiều khói và dầu mỡ nên bếp sẽ được đặt ở cuối nhà hoặc bị tách biệt hoàn toàn. Tuy nhiên với tình trạng đất chật người đông như hiện nay. Đặc biệt là những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn thì việc thiết kế phòng bếp nối liền phòng khách là một giải pháp vô cùng thông minh

Theo quan điểm của mình khi Thiết kế phòng khách nối liền phòng bếp như vậy sẽ tạo sự hanh thông với 2 không gian này, giúp nới rộng không gian về mặt thị giác và cảm giác. Chúng ta sẽ có cảm giác không gian rộng hơn so với diện tích thật của nó, và nếu bạn biết cách sắp xếp và bố trí nội thất phù hợp sẽ cho bạn những cảm giác vô cùng thú vị. Làm tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà và mang đậm dấu ấn riêng cho gia chủ.

Ngoài ra, việc Thiết kế phòng khách nối liền phòng bếp còn mang một ý nghĩa mới về mặt tinh thần. Sau 1 ngày dài làm việc mệt mỏi bên ngoài, không còn nỗi lo khi bước vào bếp bị chật hẹp nữa. Mà sẽ thụ hưởng những cảm giác thoải mái trong không gian nấu nướng của mình. 

Tuy nhiên cần lưu ý những điều sau đây, bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến tài vượng, sự tiện lợi trong sinh hoạt của gia đình:

1. Thống nhất trong phong cách thiết kế

Tùy vào sở thích và khoản ngân sách đầu tư, mà bạn lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp. Mình khuyên các bạn nên lựa chọn tone màu sáng hoặc trung tính cho tổng thể bố cục, để có cảm giác rộng rãi thoải mái mà vẫn đẹp một cách nhẹ nhàng, thanh lịch.

2. Phân chia không gian một cách tinh tế

Mặc dù Thiết kế phòng khách nối liền phòng bếp nhưng vẫn phải phân chia ngầm bằng những vật dụng nội thất hoặc sơn ngăn cách tường,… Giúp ngăn cách tự nhiên, không phát sinh thêm khoản chi phí khác.

3. Đón nhận ánh sáng tự nhiên và gió thoáng đồng bộ

Một mặt sàn được thiết kế đồng bộ, không có vách ngăn, do đó việc phân bổ ánh sáng tự nhiên cũng như gió thoáng từ mặt tiền được phân bổ đồng đều. Không gian phòng bếp cũng như phòng khách luôn đón nhận được sự thông thoáng, đảm bảo không bị ám mùi thức ăn trong nhà.

Thiết kế phòng khách nối liền phòng bếp sẽ giúp cho ánh sáng từ mặt tiền phân bổ đều và đầy đủ từ không gian tiếp khách cho đến không gian ăn uống. Bạn nghĩ sao nếu căn phòng bếp và khách của gia đình mình luôn thông thoáng và đẹp mắt.

4. Xử lý kĩ mùi thức ăn ở bếp

Đây là vấn đề mà hầu hết các gia đình đều lo lắng vì sợ sẽ bám mùi lên phòng khách hoặc không gian không được thông thoáng, thơm tho. Sau đây mình cho bạn các cách để áp dụng cho không gian bếp của mình:

Hãy lựa chọn máy hút mùi chất lượng tốt, trồng thêm cây xanh nếu sân vườn của bạn rộng rãi. Ngoài ra có thể bố trí cửa sổ cạnh khu vực bếp để giảm thiểu tối đa mùi thức ăn trong không gian bếp.

5. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ

Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm đã là chân lý rồi đúng không ạ? Vậy nên dù ở trong một không gian nào cũng phải luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì quá trình sinh hoạt trong không gian sẽ trở nên tươi mát và thoải mái hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905 123 722